Câu 19. Việc hình thành các tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm mục đích
A. nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp các nơi.
B. tăng cường giá trị hàng hoá sản phẩm công nghiệp.
C. đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường.
D. giải quyết việc làm ở các vùng đất nước khác nhau.
Câu 20. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ nhất đến nhịp độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ?
A. Quy mô dân số. B. Tỉ suất giới tính.
C. Cơ cấu theo tuổi. D. Gia tăng tự nhiện.
Câu 21. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với phân bố
A. công nghiệp. B. nông nghiệp. C. dân cư. D. giao thông.
Câu 22. Nơi nào sau đây có cả ba loại hình dịch vụ sản xuất, tiêu dùng, công cộng đều phát triển mạnh mẽ?
A. Nông thôn. B. Đô thị. C. Hải đảo. D. Miền núi.
Câu 23. Vai trò của dịch vụ đối với sản xuất vật chất là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp. B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện. D. góp phần sử dụng tốt nguồn lao động trong nước.
Câu 24. Đặc điểm của ngành dịch vụ là
A. sản phẩm mang tính phi vật chất. B. nhiều loại sản phẩm lưu giữ được.
C. sự tiêu dùng xảy ra trước sản xuất. D. hầu hết các sản phẩm đều hữu hình.
Câu 25. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành
A. dịch vụ công. B. dịch vụ tiêu dùng.
C. dịch vụ kinh doanh. D. dịch vụ cá nhân.
Câu 26. Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ công?
A. Thương nghiệp, y tế. B. Giáo dục, y tế.
C. Dịch vụ hành chính công. D. Giáo dục, bảo hiểm.